top of page
Ảnh của tác giảReception Officity

Hiểu đúng về lạm phát

Gần đây, những tin tức về lạm phát thu hút rất nhiều sự quan tâm, chúng ta có thể thấy chủ đề này tràn ngập các mặt báo hay trên các trang mạng xã hội. Sau giai đoạn bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi do đại dịch COVID-19, cùng với các biện pháp trừng phạt lên kinh tế Nga, những vấn để này đã tác động đẩy giá hàng hóa tăng cao, tình trạng lạm phát bắt đầu xuất hiện, đe dọa nền kinh tế toàn cầu khiến các ngân hàng thế giới cần sớm hành động bằng việc tăng lãi suất, siết van để kiềm chế lạm phát.

Vậy, lạm phát là gì mà có sức ảnh hưởng lớn như vậy? Là một chủ doanh nghiệp và một nhà đầu tư thông thái, bạn có hiểu rõ về lạm phát? Và những nguyên nhân, tác động, hệ quả của lạm phát? Hãy cùng Officity tìm hiểu nhé!


Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Có 3 cấp độ của Lạm phát:

  • Lạm phát tự nhiên (0-10%): Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường

  • Lạm phát phi mã (từ 10%-100%): Đồng tiền mất giá, gây biến động lớn về kinh tế

  • Siêu lạm phát (trên 100%): Khi xảy ra sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế của quốc gia đó, nền kinh tế sẽ khó phục hồi trở về tình trạng lúc ban đầu.

Có 6 yếu tố chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

  • Lạm phát do cầu kéo

  • Lạm phát do chi phí đẩy

  • Lạm phát do cầu thay đổi

  • Lạm phát do xuất khẩu

  • Lạm phát do nhập khẩu

  • Lạm phát do chính sách tiền tệ

Ảnh hưởng của lạm phát

Khi lạm phát xảy ra, chúng ta cần nhiều tiền hơn để sẵn sàng cho việc chi trả những món hàng hóa như khi chưa có lạm phát. Điều này khiến chúng ta phải đi vay tiền tại tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp cũng cần phải vay vốn nhiều hơn để nhập nguyên vật liệu và hàng hóa duy trì hoạt động kinh doanh.

Nhiều người vay dẫn đến các ngân hàng phải tăng lãi suất, nếu lãi suất tăng nhiều mà doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để kinh doanh, khoản lợi nhuận do kinh doanh mang lại nhỏ hơn số tiền lãi phải trả ngân hàng thì nền kinh tế có nguy cơ suy thoái vì các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.


Vậy nếu lạm phát tăng cao, chúng ta cần làm gì để vượt qua tình trạng này mà vẫn đảm bảo được đồng tiền trong túi mình? Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp như thế nào? Cùng Officity tìm hiểu trong bài viết tiếp theo nhé!


7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page