top of page
Ảnh của tác giảReception Officity

Ảnh hưởng của lạm phát đối với doanh nghiệp

Ở kỳ trước, chúng ta đã bàn luận về lạm phát là gì, trong số này, chúng ta hay tìm hiểu những hiệu quả mà lạm phát gây ra đối với doanh nghiệp nhé!

Trên thực tế, lạm phát tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng này có thể kể đến ở lạm phát thấp, vừa phải và cao.



1. Ảnh hưởng của lạm phát thấp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Như những phân tích trong phần ảnh hưởng của lạm phát thấp đến sản xuất hàng xuất khẩu, lạm phát thấp làm cho sản xuất hàng xuất khẩu bị đình trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp làm cho cung tiền trong nền kinh ít, tức là nguồn vốn cho vay của các ngân hàng bị thu hẹp. Trong khi đó nó làm cho lãi suất thực tế tăng, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khó tiếp cận nguồn vốn cho vay, do đó khó mở rộng đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, lạm phát thấp làm cho tiền công thực tế cao hơn, nhưng giá cả sản phẩm lại thấp. Những điều đó cho thấp lạm phát thấp có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.


2. Ảnh hưởng của lạm phát vừa phải đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Từ những phân tích ở các phần trên chúng ta thấy rằng lạm phát vừa phải là chất xúc tác để nền kinh tế tăng trưởng, để các hoạt động kinh tế diễn ra hiệu quả. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát vừa phải, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều cơ hội để mở rộng đầu tư sản xuất, do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Những phân tích ở trên cũng cho thấy lạm phát vừa phải đem lại cho sản phẩm xuất khẩu những lợi thế cạnh tranh so với các nước bạn hàng. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng lạm phát vừa phải làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.


3. Ảnh hưởng của lạm phát cao đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lạm phát cao tác động đến tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhưng tác động lớn, gay gắt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì loại hình doanh nghiệp này tuy năng động, hiệu quả nhưng khả năng tài chính có hạn, trình độ công nghệ, quản lý thấp, sức cạnh tranh yếu, lại ít nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước.

Lạm phát tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa là do giá cả, các yếu tố đầu vào của sản xuất, kinh doanh tăng nhanh (giá các loại vật tư, năng lượng, lãi suất vốn vay); tỷ giá hối đoái lên xuống không bình thường; hầu hết các doanh nghiệp không dự đoán được những diễn biến của tình hình giá cả, thị trường, vì vậy luôn ở thế bị động, lúng túng trong việc tìm các giải pháp để ứng phó. Khi lạm phát tăng cao, đời sống khó khăn, sức mua giảm, sản phẩm khó tiêu thụ, làm cho một bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc phải tạm ngừng sản xuất, hoặc sản xuất kinh doanh cầm chừng, biểu hiện bằng cắt giảm hợp đồng, thu hẹp thị trường, phạm vi hoạt động.



Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình vì lãi suất tín dụng tăng cao.

Vấn đề tiếp theo các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng phải đối mặt, đó là nhu cầu tăng lương. Khi lạm phát tăng công nhân lao động tất yếu có nhu cầu tăng lương để có thể duy trì mức sống tối thiểu của họ. Tiền lương tăng lên và cao hơn năng suất lao động sẽ làm cho chi phí lao động trên mỗi một đơn vị hàng hóa tăng lên. Để duy trì lợi nhuận cận biên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ phải tăng giá hàng hóa lên. Quá trình này có thể sẽ phải quay vòng liên tục khi lạm phát gia tăng và nhất là khi lạm phát rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được.

Lạm phát còn bóp méo cơ cấu giá cả của doanh nghiệp và dẫn tới việc các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phân bổ các nguồn lực không hiệu quả. Khi lạm phát biến động, các doanh nghiệp không chắc chắn có được những thông tin chính xác về mức giá tương đối để có thể đưa ra những lựa chọn chính xác nên cung cấp những hàng hóa nào.



Như vậy, qua những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng lạm phát tăng đã ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Lạm phát làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay do lãi suất cho vay tăng, qua đó khó có thể mở rộng đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, lạm phát cũng làm cho chi phí tiền lương tăng, công nhân có thể sẽ bỏ việc nếu nhu cầu về tiền lương không được đáp ứng. Và những quyết định của doanh nghiệp về các mặt hàng nên cung cấp cũng khó khăn do giá cả bị sai lệch.


Vậy chúng ta đã trải qua thời kỳ lạm phát nào hay chưa? Và chúng ta đã khắc phục nó như thế nào? Cùng Officity đón chờ kỳ sau, bạn nhé!


16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page